Module logo

Câu hỏi chung?

Câu hỏi chung

Những câu hỏi chung:

  • Câu hỏi Chúng tôi cần chứng chỉ thiết kế phòng cháy chữa cháy
  • Trả lời

    Chào các bạn,
    Hiện tại các khó khăn cho các bạn về chứng chỉ hành nghề thiết kế pccc, hoặc công ty có chức năng thiết kế về phòng cháy chữa cháy các bạn có thể liên lạc với chúng tôi qua thông tin sau:

    Công ty TNHH T-M
    Địa chỉ: 324A/10 Phan Đình Phùng, Phường 1, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (84-8) 3845 2126 (3 line)
    Email: tmpccc@yahoo.com
    Website: http://tmpccc.com

    Liên hệ Mr Thuyên cellphone 0903836953

    Xin cảm ơn

  • Câu hỏi Tôi muốn tìm thông tin văn bảng PCCC ở đâu?
  • Trả lời

    Bạn có thể vào trang web của công ty TNHH T-M

    http://tmpccc.com

  • Câu hỏi Những nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy nào được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy?
  • Trả lời
    Theo Điều 4 của Luật Phòng cháy và chữa cháy có 4 nguyên tắc sau:

    1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    2.Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phảitích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháyxảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

    3.Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điềukiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

    4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

  • Câu hỏi Lực lượng phòng cháy và chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?
  • Trả lời
    Theo Điều 43 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định :

    Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

    1. Lực lượng dân phòng;

    2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

    3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;

    4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

  • Câu hỏi Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của những đối tượng nào?
  • Trả lời
    Theo Điều 5 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định.

    1.Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2.Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vàođội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trúhoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

    3.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu tráchnhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữacháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

    4.Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ giađình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

  • Câu hỏi Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của những đối tượng nào?
  • Trả lời
    Theo Điều 5 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định.

    1.Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2.Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vàođội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trúhoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

    3.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu tráchnhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữacháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

    4.Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ giađình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

  • Câu hỏi Quyền và trách nhiệm của Người chỉ huy chữa cháy được quy định như thế nào?
  • Trả lời
    Theo Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định:

    1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

    a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

    b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

    c)Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy;huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân để chữa cháy;

    d)Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sảntrong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gâythiệt hại nghiêm trọng.

    2.Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã trở lên được thực hiện các quyền quy định tạikhoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình.

    3.Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Ngườichỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết địnhcủa mình.

  • Câu hỏi Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo Điều 4 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

    1.Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giảipháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháytheo quy định của pháp luật;

    2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thànhviên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toànvề phòng cháy và chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạmquy định an toàn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

    3.Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắcphục hậu quả vụ cháy;

    4.Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việcbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy,nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;

    5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  • Câu hỏi Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được qui định trong Luật phòng cháy và chữa cháy cụ thể như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo điều 45 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định

    1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    2.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy vàchữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữacháy.

    3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

    5.Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệmvụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sởkhác khi có yêu cầu.
  • Câu hỏi Chính sách đối với người tham gia chữa cháy được quy định như thế nào ?
  • Trả lời

    TheoĐiều 7 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định này quy định Chính sáchđối với người tham gia chữa cháy như sau: người trực tiếp chữa cháy,người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sứckhỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

  • Câu hỏi Xin cho biết những biện pháp cơ bản trong công tác phòng cháy và chữa cháy ?
  • Trả lời
    Theo Điều 14 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định biện pháp cơ bản trong phòng cháy

    1.Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa,nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa,sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

    2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    Theo Điều 30 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định biện pháp cơ bản trong chữa cháy

    1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

    2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

    3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

  • Câu hỏi Điều kiện an tòan về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Tại Điều 10 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CPquy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư như sau:

    1.Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sửdụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặcbiển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểmcủa khu dân cư.

    2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

    3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    4.Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượngtheo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữacháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nướcphục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn vàđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    5.Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữacháy tại chỗ.

    6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
  • Câu hỏi Thẩm quyền tạm đình chỉ họat động, gia hạn tạm đình chỉ họat động và phục hồi họat động được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo Khỏan 6 Điều 20 của Nghị Định số 35/2003/ NĐ- CP quy định

    a)Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạmđình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước;trường hợp đặc biệt thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;

    b)Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉhoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lýcủa mình;

    c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình đượcquyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cánhân;

    d)Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạmđình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiệngiao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trựctiếp có thẩm quyền;

    đ)Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền giahạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.

  • Câu hỏi Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo Điều 7 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định

    1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháycó trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháymà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng thủđoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử lývi phạm của người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháymà không chấp hành các quyết định của người có thẩm quyền thì bị cưỡng chế thi hành
  • Câu hỏi Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo quy định là bao lâu ?
  • Trả lời
    Theo Điều 4 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định

    1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy là mộtnăm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêutrên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậuquả theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính.

    2.Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức lạithực hiện hành vi vi phạm hành chính mới về phòng cháy và chữa cháyhoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thờihiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hànhchính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mớihoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

    3.Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thihành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xửphạt vi phạm hành chính.

  • Câu hỏi Nếu cá nhân, tổ chức để xảy ra cháy, nổ thì hình thức xử phạt như thế nào ?
  • Trả lời

    Theo điều 27 Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định:

    1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối vớihành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệthại đến 1.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

    a)Để xảy ra cháy, nổ do vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháynhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 500.000 đồng;

    b) Vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

    3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vô ý đểxảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

  • Câu hỏi Đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chịu hình thức xử phạt như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo Điều 240 của  Bộ Luật hình sự  năm 1999 thì  tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định cụ thể như sau:

    1.Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản củangười khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4.Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệtnghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươitriệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ một năm đến năm năm.

  • Câu hỏi Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân được quy định ra sao ?
  • Trả lời
    Theo Điều 5 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định Cá nhân có trách nhiệm:

    1.Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu vềphòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiệnnhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

    2.Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo cácphương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòngcháy và chữa cháy khác được trang bị.

    3.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụngnguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vàtrong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, viphạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    4.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làmviệc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặcđội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiếnnghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan,tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy vàchữa cháy.

    5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    6.Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hànhnghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữacháy khác.

  • Câu hỏi Điều kiện an tòan về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Tại Điều 11 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CPquy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

    1.Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiếtbị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    3.Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phươngtiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảođảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy như thế nào ?
  • Câu hỏi Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy như thế nào ?
  • Trả lời

    Theo điều  31 của luật phòng cháy và chữa cháy qui định

    1.Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thôngcơ giới đặc biệt phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơsở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng,chủ phương tiện xây dựng và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2.Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương ánđược duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huyđộng thực tập phải tham gia đầy đủ

  • Câu hỏi Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật phòng cháy và chữa cháy ?
  • Trả lời
     Theo Điều 13 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định các hành vi bị nghiêm cấm

    1.Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gâythiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởngxấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

    2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

    3.Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng,sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức vàcá nhân.

    4. Báo cháy giả.

    5.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phépchất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý,sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữacháy đã được Nhà nước quy định.

    6.Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kếđược duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụngcông trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy.

    7.Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháyvà chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

    8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

  • Câu hỏi Những hành vi, vi phạm về an tòan phòng cháy và chữa cháy như thế nào thì bị tạm đình chỉ, đình chỉ họat động ?
  • Trả lời
    Theo điều 29 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định

    1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

    a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;

    b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;

    c)Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơquan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục màkhông thực hiện.

    2.Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy địnhtại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phụchoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọngthì bị đình chỉ hoạt động.

    3.Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơphát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phụcvà được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.

    4.Chính phủ quy định phạm vi của việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động,thời hạn tạm đình chỉ hoạt động và cơ quan có thẩm quyền quyết định tạmđình chỉ, đình chỉ hoạt động.

  • Câu hỏi Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy nào được quy định như thế nào ?
  • Trả lời
    Theo Điều 3 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định như sau

    1.Mọi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy đều phải được pháthiện kịp thời, bị đình chỉ ngay và phải xử lý nghiêm minh theo quy địnhcủa pháp luật. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đều phải được khắcphục theo đúng quy định của pháp luật.

    2.Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy vàchữa cháy khi có hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định này.

    3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy phải do người có thẩm quyền được quy định tại Chương III  Nghị định 123/2005/ NĐ- CP tiến hành.

    4.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Mộtngười thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từnghành vi vi phạm. Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lạithành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt. Nhiều người cùngthực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bịxử phạt.

    5.Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải căn cứ vào tính chất,mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảmnhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

    6.Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thếcấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chínhtrong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

  • Câu hỏi Trường hợp các cơ quan, đơn vị không phổ biến hoặc phổ biến sai quy định nội quy về phòng cháy và chữa cháy thì mức độ xử phạt ra sao ?
  • Trả lời
    Theo khoản 4, Điều 8 của Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định như sau :

    -Không ban hành quy định, nội quy về PCCC theo quy định; ban hành quyđịnh, nội quy về PCCC trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhànuớc sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • Câu hỏi Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đặc khu kinh tế phải thành lập đội phòng cháy chuyên trách và phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu, nhưng không nghiêm chỉnh xây dựng phương án chữa cháy theo quy định; không thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
  • Trả lời
    Điều 24 Nghị Định 123/NĐ-CP quy định :

    -Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cóbiện pháp quản lý và duy trì họat động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định.

    -Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đối với hành vi đội dân phòng, đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội dân phòng, đội PCCC  cơ sở chuyên ngành theo quy định.

    Điều 19 Nghị Định 123/2005/ NĐ-CP quy định :

    - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu theo quy định.

    -Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không xây dựng phương án chữa cháy theo quy định; không thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
  • Câu hỏi Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ thì cần có những điều kiện gì ? Nếu như vi phạm thì mức độ xử phạt ra sao ?
  • Trả lời

    Theo Khoản 4 Điều 22 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định :

    -Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cung ứng, vậnchuyển vật tư, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuậttrên nhãn hàng hóa và phải có bản hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếngviệt.

    Và theo  Điều 11 của Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định mức độ xử phạt :

    -Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sảnxuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ mà không có “Giấy chứngnhận đủ điều kiện về PCCC” theo quy định.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ.

  • Câu hỏi Nếu cá nhân có hành vi vi phạm về thông tin báo cháy thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt nào?
  • Trả lời
    Theo điều 20 Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định:

    1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối vớihành vi làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện, thiết bịthông tin báo cháy.

    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cháy giả.

    4.Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm khoản 1 Điều nàycòn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
  • Câu hỏi Làm thế nào để tôi có thể tham gia vào lực lượng PCCC?
  • Trả lời

    1. Bạn cần đăng ký thi tuyển

    2. Qua được đợt thi

    3. Học tập

    4. Khi ra trường bạn sẽ dược tham gia vào Lực lượng PCCC

  • Câu hỏi Khi học tập tôi có thể sẽ tốn những chi phí nào?
  • Trả lời

    1. Bạn sẽ được miễn học phí

    2. Được trợ cấp

  • Câu hỏi Địa chỉ liên hệ với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Tp Hồ Chí Minh
  • Trả lời

    1- Địa chỉ liên hệ :

    - Tên                       : Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo vể phòng cháy - Sở Cảnh Sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh

    - Địa chỉ : 258 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

    - Số điện thoại      : 8387495.

    - Email                   : spccc@tphcm.gov.vn

    2- Phòng Cảnh sát PC&CC Quận, Huyện:

     

     

    TT

    TÊN ĐƠN VỊ

    ĐỊA CHỈ

     ĐỊA BÀN QUẢN LÝ

    ĐIỆN THOẠI

    01

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1

    258 Trần Hưng Đạo, Quận 1

    Quận 1

    và Quận 10

    8387989

    02

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 3

    103 Lý Chính Thắng, Quận 3

    Quận 3

    5265427

    03

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 4

    183 Tôn Thất Thuyết, Quận 1

    Quận 4, Quận 7, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ

    9414447

    04

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 6

    149 Cao Văn Lầu, Quận 6

    Quận 6

    8551786

    05

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận  8

    250 Tùng Thiện Vương, Quận 8

    Quận 5 và Quận 8

    9515025

    06

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 9

    Số 02 xa lộ Hà Nội, Quận 9

    Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức

    7360304

    07

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 11

    225 Lý Thường Kiệt, Quận 11

    Quận 11, Quận Tân Bình và Quận Tân Phú

    8642191

    08

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 12

    Quốc lộ 1A, Quận 12

    Quận 12 và Huyện Hóc Môn, Củ Chi

    7159465

    09

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận  Bình Thạnh

    18A Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh

    Quận Bình Thạnh và Quận Phú Nhuận

    5511839

    10

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận Gò Vấp

    108 Nguyễn Du, Quận Gò Vấp

    Quận Gò Vấp

    5886037

    11

    Phòng Cảnh sát PC&CC Quận Bình Tân

    452 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân

    Quận Bình Tân và Huyện Bình Chánh

    7526561

    12

    Phòng Cảnh sát PC&CC Trên sông (Phòng 8)

    25 Bis Tôn Thất Thuyết, Quận 4

    Các phương tiện tàu, thuyền Trên sông

    9414435

     

    (Sở CS PC&CC Tp Hồ Chí Minh)

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Thủ tục hành chính
Trả lời cử chi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,820
  • Máy chủ tìm kiếm1,083
  • Khách viếng thăm737
  • Hôm nay442,215
  • Tháng hiện tại4,634,124
  • Tổng lượt truy cập52,448,693
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây