BỘ CÔNG NGHIỆP
Số: 02/2005/TT-BCN Dựthảo lần2 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2005 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng
và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Căncứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủquy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Côngnghiệp;
Căncứ Nghị định số 27/CP ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về quản lýsản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căncứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủquy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện;hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điềukiện;
Saukhi đã thống nhất ý kiến với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, Bộ Côngnghiệp hướng dẫn quản lý sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vậtliệu nổ công nghiệp như sau:
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thôngtư này hướng dẫn việc quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụngvật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) tại nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sản xuất, kinhdoanh cung ứng và sử dụng VLNCN hoặc có hoạt động liên quan tới VLNCN.
II. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Vật liệu nổ công nghiệp” bao gồm thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ sử dụng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và các mục đích dân dụng khác.
a) “Thuốc nổ”là hoá chất đặc biệt hoặc hỗn hợp các hoá chất đặc biệt mà khi có tácđộng cơ học, hoá học, điện hoặc nhiệt học đạt đến một liều lượng nhấtđịnh và trong một điều kiện nhất định sẽ gây ra phản ứng hoá học biếnchúng thành năng lượng nổ và phá huỷ môi trường xung quanh.
b) “Phụ kiện nổ”bao gồm dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ, các loại kíp nổ, mồi nổ, hạtnổ, rơle nổ, các loại đạn chuyên dụng và các loại phụ kiện nổ khác.
c) Thuốc nổ, phụ kiện nổ tự chế tạo hoặc chế tạo từ thuốcphóng, thuốc nổ thu hồi sau xử lý bom, đạn, mìn chưa qua chế biến vàkiểm tra chất lượng sản phẩm, chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cho phép sử dụng; các hoá chất, bán thành phẩm để chế biến thànhthuốc nổ mà tự nó không gây ra cháy nổ trong quá trình sản xuất, vậnchuyển và bảo quản riêng rẽ không được coi là VLNCN.
2. "Kinh doanh cung ứng VLNCN" là hoạt động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản VLNCN.
3. “Sản xuất VLNCN” là hoạt động chế tạo ra thuốc nổ, phụ kiện nổ, bao gồm cả quá trình nghiên cứu chế thử VLNCN.
4. “Sử dụng VLNCN” làhoạt động dùng VLNCN trong thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng, điều tra cơbản, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác theo quy trình đã đượcxác định.
5. “Bảo quản VLNCN” làhoạt động cất giữ VLNCN trong kho hoặc trong quá trình vận chuyển đếnnơi sử dụng theo những quy định riêng nhằm đảm bảo nguyên vẹn chấtlượng, số lượng VLNCN và không để xảy ra cháy, nổ.
6. “Nghiên cứu chế thử VLNCN” là hoạt động chế tạo ra sản phẩm VLNCN mới. Nghiên cứu chế thử cóthể bao gồm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm hoặc một số bước của quátrình như xác định thành phần, tính năng kỹ thuật của VLNCN, quy trìnhcông nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất VLNCN.
7. “Thử nghiệm VLNCN” là hoạt động đưa VLNCN vào thử nổ để xác định tính năng kỹ thuật và điều kiện sử dụng.
8. “Dịch vụ nổ mìn”là hoạt động nổ mìn của bên có chức năng tiến hành nổ mìn nhằm thựchiện hợp đồng với bên có nhu cầu nổ mìn đáp ứng một mục đích nhất địnhđược pháp luật cho phép.
9. "Người chỉ huy nổ mìn"là người chịu trách nhiệm tổ chức và trực tiếp chỉ huy đơn vị thực hiệnviệc nổ mìn theo thiết kế hoặc phương án nổ mìn đã được duyệt, kiểmtra, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ các quy định về kỹ thuật và an toàntrong quá trình nổ mìn.
B. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. Lĩnh vực VLNCN là lĩnh vực độc quyền nhà nước. Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VLNCN gồm những nội dung sau:
1.Tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, kế hoạchnăm năm về VLNCN trong cả nước trình Thủ tướng Chớnh phủ phê duyệt.
2.Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, ban hànhhoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm phápluật về VLNCN.
3. Địnhkỳ năm năm công bố danh mục VLNCN được phép nhập khẩu và sử dụng trongnước. Hàng năm ban hành quyết định bổ sung các loại VLNCN mới vào danhmục VLNCN được phép sản xuất và sử dụng kể cả các sản phẩm sau nghiêncứu chế thử hoặc các loại VLNCN nhập khẩu lầnđầu đã được Hội đồng Khoa học - Công nghệ do Bộ Công nghiệp tổ chứcđánh giá, kết luận và cho phép sản xuất, sử dụng.
4.Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xét duyệthạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN và nguyên liệu cơ bản để sản xuấtVLNCN.
5. Hướng dẫn nghiệp vụ an toàn trong sản xuất, kinh doanh cung ứng, sử dụng và nghiên cứu chế thử VLNCN. Xây dựng và hướng dẫn các tiêu chuẩn về chất lượng VLNCN, đăng ký và kiểm soát chất lượng VLNCN.
6. Thẩm định các dự án đầu tư phát triển VLNCN không phân biệt nguồn vốn và quy mô để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính xácđịnh đơn giá các sản phẩm VLNCN và quy định lệ phí cấp giấy phép kinhdoanh cung ứng VLNCN (sau đây gọi là giấy phép kinh doanh VLNCN), giấyphép sử dụng VLNCN.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng VLNCN.
9. Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đểcấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép kinh doanh VLNCN, giấy phép sử dụngVLNCN đối với các tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 mục IV phần D vàđiểm a khoản 2 mục III phần E của Thông tư này.
10.Định kỳ tổng kết công tác quản lý VLNCN trên phạm vi toàn quốc. Báo cáoChính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý nhà nước và tìnhhình phát triển ngành VLNCN theo quy định.
II.Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chunglà tỉnh) là đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lýnhà nước đối với VLNCN trên địa bàn, có nhiệm vụ:
1. Chủtrì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, kinh doanh cung ứngvà sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật.
2. Tiếpnhận hồ sơ, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hànhthẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp mới, cấp lại, thu hồi giấyphép sử dụng VLNCN cho các đơn vị quy định tại điểm b khoản 2 mục IIIphần E của Thông tư này và cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN cho các doanh nghiệpđược cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không giữ cổ phầnchi phối, khi giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công nghiệp cấp trước đâyđã hết hạn.
3. Thựchiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các đơn vị có giấy phép sử dụngVLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại các điểm a, b, c khoản2 mục III phần E của Thông tư này đến hoạt động trên địa bàn tỉnh theoquy định tại điểm a khoản 5 mục III phần E của Thông tư này.
4. Lậpbáo cáo theo định kỳ sáu tháng, hàng năm gửi Bộ Công nghiệp về tìnhhình quản lý, kinh doanh cung ứng và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnhtheo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này và gửi về Bộ Công nghiệp trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.
III. Tổngcục Công nghiệp quốc phòng là đầu mối giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chứcnăng quản lý VLNCN đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, có tráchnhiệm:
1. Chủtrì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sản xuất, kinhdoanh cung ứng và sử dụng VLNCN của các đơn vị quân đội làm kinh tếtheo các quy định của pháp luật.
2. Tiếpnhận hồ sơ, tiến hành thẩm định để cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phépsử dụng VLNCN cho các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 mục III phần Ecủa Thông tư này.
3. Lậpbáo cáo theo định kỳ sáu tháng, hàng năm về tình hình quản lý, sảnxuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng VLNCN của các đơn vị thuộc Bộ Quốcphòng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này gửi Bộ Côngnghiệp trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 31tháng12 đối với báo cáo năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
C. SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. Điều kiện đối với doanh nghiệp sản xuất VLNCN:
1. Điều kiện về chủ thể
a) Làdoanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ sản xuấtVLNCN theo đề nghị của Bộ Công nghiệp. Nếu là đơn vị quân đội làm kinhtế thuộc Bộ Quốc phòng, phải được Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp đềnghị.
b) Đủđiều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về quy định điềukiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnvà Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công anhướng dẫn thi hành Nghị định này.
c) Cóđăng ký mẫu mã, quy cách, tiêu chuẩn chất lượng từng loại sản phẩm vàchịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong thời hạn sử dụng theo cácquy định hiện hành của pháp luật về chất lượng hàng hoá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật
a) Nhàmáy, phân xưởng, công nghệ, thiết bị phải phù hợp với việc sản xuất sảnphẩm VLNCN tương ứng, đáp ứng yêu cầu của quy phạm an toàn sản xuất,bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ, các quy định và tiêu chuẩnhiện hành liên quan về: phương tiện vận tải, thiết bị chuyên dùng,phương tiện bảo vệ, phương tiện phòng chống cháy nổ, phòng chống sét vàdòng điện lạc.
b) Nhàxưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phải được thiết kế,thi công, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng theo đúng các quyđịnh hiện hành của pháp luật về đầu tư, xây dựng của nhà nước và cácyêu cầu về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu VLNCN quy định tại TCVN6174-1997 và TCVN 4586-1997.
c) Cóđủ phương tiện, thiết bị đo lường hợp chuẩn để kiểm tra, giám sát cácthông số kỹ thuật của nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất.Đối với các đơn vị nghiên cứu chế thử, phải có trường thử đảm bảo antoàn theo đúng quy định hiện hành.
3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
a) Giámđốc đơn vị sản xuất VLNCN phải có bằng tốt nghiệp đại học một trong cácchuyên ngành: hoá chất, khai thác mỏ, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốcphóng, thuốc nổ, kinh tế. Phó Giám đốc kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệpđại học một trong các chuyên ngành: hoá chất, khai thác mỏ, vũ khí đạn,công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ.
b) Ngườilao động làm việc có liên quan tới VLNCN, như: công nhân trực tiếp sảnxuất, nhân viên thí nghiệm, thủ kho, nhân viên quản lý, nhân viên bảoquản, bảo vệ, công nhân điều khiển thiết bị, bốc xếp, vận chuyển vànhững lao động khác, ngoài việc được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môncủa từng nghề cụ thể, phải có giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện vềkỹ thuật an toàn có liên quan tới VLNCN quy định tại TCVN 4586-1997 docơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành.
c) Chuyêngia nước ngoài làm việc trong các đơn vị sản xuất VLNCN phải được nhậpcảnh hợp lệ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệmđược giao và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện về sức khỏe
Ngườilãnh đạo, người lao động của đơn vị sản xuất VLNCN phải có đủ sức khoẻtheo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề cụ thể.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ
a) Có phương án bảo vệ an ninh trật tự.
b) Có phương án, phương tiện thiết bị đảm bảo phòng chống cháy, nổ theo các quy định hiện hành.
c) Cócác biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và cácgiải pháp công nghệ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
II. Quản lý sản xuất VLNCN
1.Các đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ sản xuất VLNCN,khi đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất phảilập dự án trình Bộ Công nghiệp thẩm định, phê duyệt.
2.Sau khi hoàn thành công trình, trước khi đưa vào sản xuất, Bộ Côngnghiệp chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểmtra, đánh giá để lập biên bản xác nhận đơn vị có đủ các điều kiện quyđịnh tại mục I phần này.
3. Trường hợp đơn vị chưa đủ các điều kiện theo quy định, Biênbản của đoàn kiểm tra phải ghi rõ những nội dung còn thiếu, quy địnhthời gian bổ sung, sửa chữa. Sau thời gian quy định trên, đoàn sẽ tiếnhành kiểm tra, đánh giá lại để xác nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuấtVLNCN.
D. KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. Điều kiện để kinh doanh cung ứng VLNCN:
1. Điều kiện về chủ thể
a)Là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ kinhdoanh cung ứng VLNCN theo đề nghị của Bộ Công nghiệp. Nếu là đơn vịquân đội làm kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, phải được Bộ Quốc phòng và BộCông nghiệp đề nghị.
b)Đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về quy định điềukiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnvà Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công anhướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật
a) Cóđủ cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết tương ứng với nhiệm vụ, quy môkinh doanh, đáp ứng các yêu cầu của quy phạm an toàn bảo quản, vậnchuyển và sử dụng vật liệu nổ và các quy định về kho tàng bảo quản,phương tiện vận tải, thiết bị chuyên dùng, phương tiện bảo vệ, phươngtiện phòng chống cháy nổ, phòng chống sét và dòng điện lạc.
b) Địa điểm các kho VLNCN phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.
c) Cácnhà kho, bến cảng và các công trình khác có liên quan đến VLNCN phảiđược thiết kế, thi công, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng theođúng các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, xây dựng và cácyêu cầu về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu VLNCN quy định tại TCVN6174-1997 và TCVN 4586-1997.
d) Địađiểm xếp dỡ cố định VLNCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, phòng chốngcháy, nổ và được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép. Trường hợp địa điểm xếpdỡ là bến cảng không thuộc địa phương quản lý còn phải được cơ quanquản lý về giao thông vận tải có thẩm quyền cho phép. Nếu địa điểm bốcxếp nằm trong công trường xây dựng, hiện trường khai thác mỏ thì đượccoi là khu vực nổ mìn, do đó doanh nghiệp phải được sự thoả thuận củacơ quan Công an cấp tỉnh và thông báo cho Thanh tra lao động cấp tỉnhnơi tiến hành nổ mìn biết.
đ)Phương tiện vận tải và thiết bị bốc xếp chuyên dùng quy định tại Điều31 chương IV Quy chế về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chínhphủ, bao gồm: các loại xe ôtô vận tải, ôtô để vận chuyển và pha trộnthuốc nổ (xe sản xuất lưu động), đầu kéo và xà lan, tầu biển, thiết bịnâng và các phương tiện, thiết bị khác phải được trang bị các phươngtiện phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.
Cácphương tiện vận tải phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phéplưu hành và được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) thuộcCông an cấp tỉnh trở lên cấp giấy vận chuyển VLNCN.
e)Các doanh nghiệp được phép kinh doanh cung ứng VLNCN có thể tự vậnchuyển hoặc thuê phương tiện vận chuyển VLNCN bằng đường bộ, đườngthuỷ, đường sắt, đường hàng không của doanh nghiệp khác. Các phươngtiện vận chuyển này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và antoàn của quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệunổ và các quy định khác có liên quan.
Chủhàng và chủ phương tiện phải chịu toàn bộ trách nhiệm bảo đảm điều kiệnan toàn của các phương tiện và bảo quản VLNCN trong suốt quá trình vậnchuyển.
3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
a) Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức trách đảm nhiệm.
b) Lãnhđạo các cấp của doanh nghiệp (Công ty, Xí nghiệp, Chi nhánh, Văn phòngđại diện) phải được huấn luyện kiến thức về quản lý kinh doanh cung ứngVLNCN, quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổvà được cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.
c) Đối với lãnh đạo Công ty:
- Giámđốc ít nhất phải có một bằng tốt nghiệp đại học trong các ngành nghề:khai thác mỏ, hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốcnổ, kinh tế.
- Phógiám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng kỹ thuật, cán bộ chuyên trách kỹ thuậtan toàn nhất thiết phải tốt nghiệp đại học một trong các ngành nghề:khai thác mỏ, hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốc nổ.
d) Đối với lãnh đạo xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc Công ty:
- Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và có thâm niên công tác ít nhất năm năm trong ngành cung ứng VLNCN.
- Phógiám đốc kỹ thuật, trưởng phòng kỹ thuật, cán bộ chuyên trách kỹ thuậtan toàn nhất thiết phải tốt nghiệp đại học một trong các ngành nghề:khai thác mỏ, hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốc nổ.
đ)Người lao động làm việc, tiếp xúc với VLNCN như: thủ kho, các nhân viênquản lý, nhân viên bảo quản, bảo vệ kho, trưởng tàu, công nhân điềukhiển phương tiện vận chuyển, bốc xếp, công nhân bốc xếp vận chuyển,nhân viên áp tải, nhân viên thử nghiệm, nhân viên cung ứng và người laođộng khác, ngoài chứng chỉ chuyên môn của từng nghề cụ thể, phải có:
-Giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN quyđịnh tại TCVN 4586-1997 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hiệnhành.
- Giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện về PCCC và phòng nổ do cơ quan Cảnh sát PCCC thuộc Công an tỉnh hoặc Cục Cảnh sát PCCC cấp.
e)Các cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệpkinh doanh cung ứng VLNCN thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng huấnluyện và cấp giấy chứng nhận theo quy định tại các điểm c, d, đ khoảnnày.
4. Điều kiện về sức khỏe
Ngườilãnh đạo, người lao động của đơn vị kinh doanh cung ứng VLNCN phải cóđủ sức khoẻ theo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề cụ thể.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ
a) Có phương án bảo vệ an ninh trật tự.
b) Có phương án, phương tiện thiết bị đảm bảo phòng chống cháy, nổ theo các quy định hiện hành.
c) Có các biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và các giải pháp công nghệ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
II. Quản lý về hoạt động kinh doanh cung ứng VLNCN
1. Doanhnghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN chỉ được thành lập các đơn vị trựcthuộc như xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện sau khi đã được BộCông nghiệp cho phép. Văn bản quyết định thành lập các đơn vị thànhviên phải sao gửi Bộ Công nghiệp, Bộ Công an để theo dõi quản lý.
2. Doanhnghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN chỉ được phép bán VLNCN cho các đơn vịcó giấy phép sử dụng VLNCN. Quá trình mua, bán VLNCN phải được thựchiện theo các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng.
3. Cácdoanh nghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN phải lập kế hoạch cung ứng, xuấtkhẩu, nhập khẩu, kế hoạch dự trữ quốc gia về VLNCN gửi Bộ Công nghiệptrước ngày 20 tháng 8 hàng năm để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủquyết định. Trường hợp thay đổi, điều chỉnh kế hoạch, doanh nghiệp phảicó văn bản bổ sung gửi Bộ Công nghiệp.
4. Doanhnghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN phải đảm bảo cung ứng đầy đủ, ổn địnhvề số lượng, đúng chủng loại, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết vàphải đăng ký với Bộ Tài chính về giá bán VLNCN tại địa điểm xuất hàngtrong từng thời gian.
5. Doanhnghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN phải có đủ hệ thống sổ sách ghi chép,lưu chứng từ ban đầu, thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơnkinh doanh, thống kê đầy đủ mọi hoạt động mua bán, xuất khẩu, nhậpkhẩu, tồn kho, tiêu huỷ VLNCN. Các sổ sách, chứng từ nêu trên phải đượcbảo quản, lưu trữ theo các quy định hiện hành.
6. Hàngquý, sáu tháng, chín tháng và cả năm các doanh nghiệp kinh doanh cungứng VLNCN lập báo cáo thống kê tình hình kinh doanh cung ứng, xuấtkhẩu, nhập khẩu, tồn kho VLNCN gửi Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Thương mại, Bộ Công an để theo dõi, quản lý.
7. Đốivới các đơn vị quân đội làm kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, kế hoạch vàcác báo cáo quy định tại khoản 3, khoản 6 phải gửi Tổng cục Công nghiệpquốc phòng để tổng hợp báo cáo Bộ Công nghiệp theo quy định.
III. Xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN
1. Hàngnăm, Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộQuốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại xem xét đề nghị của các doanhnghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN để quyết định hạn mức xuất khẩu, nhậpkhẩu. Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mạigiải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN.
2. Cácdoanh nghiệp được phép kinh doanh cung ứng VLNCN có nhu cầu xuất khẩu,nhập khẩu VLNCN phải có văn bản nêu rõ yêu cầu của khách hàng, hợp đồngvới các nhà máy sản xuất, đơn vị sử dụng VLNCN và đề nghị được xuấtkhẩu, nhập khẩu gửi Bộ Công nghiệp trước ngày 20 tháng 8 hàng năm đồngthời với kế hoạch kinh doanh cung ứng năm sau. Việc xuất khẩu, nhậpkhẩu VLNCN phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về xuấtkhẩu, nhập khẩu.
3. Khôngcho phép nhập khẩu loại VLNCN mà các doanh nghiệp trong nước đã sảnxuất hoặc gia công chế biến và được Bộ Công nghiệp công nhận đạt cáctiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
4. VLNCN hoặc nguyên liệu để sản xuất VLNCN được phép nhập khẩu là:
a) Nguyên liệu, hoá chất hoặc thuốc nổ đơn chất để gia công chế biến các loại VLNCN trong nước như TNT,Nitơrát amôn tinh khiết dạng hạt xốp, tinh thể và dạng bột chuyên dùngđể sản xuất thuốc nổ, các hoá chất để sản xuất phụ kiện nổ.
b) VLNCNtrong nước chưa sản xuất hoặc gia công chế biến được và là nhu cầuthiết yếu cho sản xuất, xây dựng như: thuốc nổ năng lượng cao, có sứccông phá mạnh, VLNCN dùng cho thăm dò và khai thác dầu khí...
5.Các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN chỉ được nhập khẩu Nitơrátamôn tinh khiết (98,5 - 99,5%) theo hạn ngạch được duyệt hoặc mua trựctiếp của nhà máy sản xuất Nitơrát amôn tinh khiết. Nghiêm cấm việc mualại Nitơrát amôn tinh khiết của tổ chức, cá nhân không được phép cungứng.
6.Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN phải báo cáo kết quảviệc thực hiện về số lượng, chủng loại, giá trị VLNCN xuất khẩu, nhậpkhẩu định kỳ hàng quý, sáu tháng, chín tháng và cả năm theo mẫu quyđịnh và gửi về Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại vàBộ Công an để theo dõi, quản lý.
IV. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh VLNCN
1. Hồ sơ: Đơnvị kinh doanh cung ứng VLNCN phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinhdoanh VLNCN cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 mụcnày. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơnđề nghị cấp giấy phép kinh doanh VLNCN. Nếu là đơn vị quân đội làm kinhtế, phải kèm theo đề nghị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
b) “Giấyxác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” được cơ quan Công an cấptheo quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một sốngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này.
c) Bảnsao hợp lệ Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quancó thẩm quyền cấp. Danh sách, địa chỉ các đơn vị trực thuộc (Xí nghiệp,Chi nhánh, Văn phòng đại diện...).
d) Bản sao hợp lệ Đăng ký kinh doanh.
đ)Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh đối với hànghoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:
-Danh sách trích ngang toàn bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân cóliên quan trực tiếp đến công tác sản xuất, bảo quản, vận chuyển và kinhdoanh cung ứng VLNCN.
-Hồ sơ của Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phó phòng, ban, cán bộ chuyêntrách kỹ thuật an toàn của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, gồmcó:
+ Bản khai lý lịch cá nhân;
+ Bằng tốt nghiệp;
+Giấy chứng nhận đã qua học tập và kiểm tra kiến thức về quản lý, kinhdoanh cung ứng VLNCN và Quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sửdụng VLNCN.
-Bảng kê khai hệ thống kho tàng, bến cảng, nhà xưởng của từng cơ sở kinhdoanh, biên bản xác nhận cho phép đưa công trình vào sử dụng.
- Danh sách các phương tiện vận tải chuyên dùng và Bản sao hợp lệ Giấy phép lưu hành.
- Phương án xử lý về môi trường và phòng chống cháy nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc thoả thuận.
-Giấy chứng nhận của cơ quan Tiêu chuẩn chất lượng đo lường nhà nước cấpphép hoạt động cho các cơ sở thí nghiệm VLNCN (nếu có).
2. Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN
a)Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp - Bộ Công nghiệp là cơ quan tiếp nhậnhồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh VLNCN quy định tại khoản 1 mục này.
b)Trong thời gian mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Kỹthuật an toàn công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liênquan kiểm tra, thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp giấy phépkinh doanh VLNCN cho những đơn vị bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại mục I phần này. Trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh, phải trả lời bằng văn bản cho đơn vị xin cấp và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh VLNCN
a) Thời hạn một giấy phép kinh doanh VLNCN là năm năm.
b) Bamươi ngày trước khi giấy phép kinh doanh VLNCN hết hạn, đơn vị có nhucầu xin cấp lại phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
-Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh VLNCN. Nếu là doanh nghiệp quânđội, phải kèm theo đề nghị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
- Hồ sơ quy định tại khoản 1 mục này, giấy phép đang sử dụng và những bổ sung thay đổi (nếu có).
4. Đơn vị xin cấp giấy phép kinh doanh VLNCN phải nộp một khoản lệ phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
E. SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. Điều kiện để được sử dụng VLNCN:
1. Điều kiện về chủ thể
a) Là tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích sản xuất, dịch vụ nổ mìn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thử nghiệm.
b)Có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tạiNghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quyđịnh về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanhcó điều kiện và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 củaBộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cókho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển VLNCN thoả mãncác quy định tại TCVN 4586-1997. Trường hợp đơn vị sử dụng không cókho, không có phương tiện vận chuyển, phải ký hợp đồng thuê của các đơnvị đã được phép thực hiện nhiệm vụ này.
3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
a) Lãnhđạo và người lao động của đơn vị sử dụng VLNCN và các công việc khác cóliên quan tới VLNCN phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụtương xứng với chức trách đảm nhiệm.
b) Người chỉ huy nổ mìn do Thủ trưởng đơn vị sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Tốtnghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành: khai thác mỏ, hoáchất, sỹ quan công binh, vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốcnổ và có thâm niên công tác tại lĩnh vực có sử dụng hoặc liên quan tớiVLNCN ít nhất hai năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và ba năm đốivới trình độ trung cấp kỹ thuật.
- Trườnghợp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật không liên quantới VLNCN, muốn được bổ nhiệm là người chỉ huy nổ mìn phải học tập đểnắm vững kỹ thuật nổ mìn, có thâm niên công tác tại lĩnh vực có sử dụnghoặc liên quan tới VLNCN ít nhất ba năm đối với trình độ đại học, caođẳng; bốn năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật và được Sở Côngnghiệp phối hợp với các cơ quan có chức năng đào tạo về lĩnh vực VLNCNtổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch về kỹ thuật an toàn và được cấpgiấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện tại Phụ lục C của TCVN 4586-1997.
- Đốivới các đơn vị kinh tế tập thể hoạt động theo Luật Hợp tác xã, cho phépbổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn là thợ mìn đã được đào tạo ở các trườngdạy nghề, có chứng chỉ nghề thợ mìn và có thâm niên công tác nổ mìn ítnhất năm năm, được Sở Công nghiệp phối hợp với các cơ quan có chức năngđào tạo về lĩnh vực VLNCN tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch về kỹthuật an toàn và được cấp giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện tại Phụlục C của TCVN 4586-1997.
c)Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan tới VLNCN như:vận chuyển, bốc xếp, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ,thủ kho, phục vụ thi công bãi mìn, ngoài việc được đào tạo và có chứngchỉ chuyên môn phù hợp, còn phải được Sở Công nghiệp phối hợp với cáccơ quan có chức năng đào tạo về lĩnh vực VLNCN tổ chức huấn luyện, kiểmtra sát hạch về kỹ thuật an toàn và được cấp giấy chứng nhận. Nội dunghuấn luyện tại Phụ lục C của TCVN 4586-1997.
Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan tới VLNCNtại các đơn vị quân đội làm kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng do hệ thống đàotạo về lĩnh vực vật liệu nổ trong quân đội tổ chức huấn luyện và cấpgiấy chứng nhận.
4. Điều kiện về sức khỏe
Ngườilãnh đạo, người lao động của đơn vị sử dụng VLNCN phải có đủ sức khoẻtheo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề cụ thể.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ
a) Có phương án bảo vệ an ninh trật tự.
b) Có phương án, phương tiện thiết bị đảm bảo phòng chống cháy, nổ theo các quy định hiện hành.
c)Có các biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động vàcác giải pháp công nghệ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
II. Điều kiện để được tiến hành Dịch vụ nổ mìn
Dịch vụ nổ mìn chỉ do những đơn vị có chức năng làm dịch vụ nổ mìn tiến hành với các điều kiện sau:
1. Đơn vị làm dịch vụ nổ mìn phải thoả mãn các điều kiện quy định tại mục I phần này.
2.Đơn vị làm dịch vụ nổ mìn phải đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ nổmìn và được Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép sử dụng VLNCN.
III. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng VLNCN
1. Hồ sơ: Đơnvị có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụngVLNCN cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c khoản 2mục này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN do Thủ trưởng đơn vị ký;
b) Giấyxác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự quy định tại Nghị định số08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điềukiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điềukiện và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Côngan hướng dẫn thi hành Nghị định này;
c) Bảnsao hợp lệ Quyết định thành lập đơn vị, đăng ký kinh doanh. Nếu làdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy phép đầu tư;
d) Bảnsao hợp lệ giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các đơn vị hoạt độngkhoáng sản; giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các đơn vịhoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợpđồng nhận thầu, giấy uỷ quyền thực hiện hợp đồng thi công công trình.Trong các giấy tờ trên phải ghi rõ nhu cầu sử dụng VLNCN;
đ)Thiết kế nổ mìn đối với các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản quymô công nghiệp, Phương án nổ mìn đối với hoạt động khai thác tận thukhoáng sản, các hoạt động phục vụ mục đích sản xuất, đào tạo huấnluyện, nghiên cứu khoa học khác. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phảiđược lãnh đạo đơn vị duyệt.
Trườnghợp nổ mìn trong khu vực dân cư, khu vực có các di tích lịch sử, vănhoá, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọngkhác của quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng do nổ mìn, thiết kế nổmìn phải được cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN phê duyệt;
e)Hồ sơ kho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển VLNCN thoảmãn các quy định tại TCVN 4586-1997 (nếu đơn vị có kho, thiết bị nổmìn, và phương tiện vận chuyển VLNCN riêng);
g) Quyết định bổ nhiệm Người chỉ huy nổ mìn của Thủ trưởng đơn vị.
2. Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép sử dụng VLNCN
a) CụcKỹ thuật an toàn công nghiệp - Bộ Công nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồsơ, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ có liên quan thẩm địnhtrình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp giấy phép sử dụng VLNCN đối với cácdoanh nghiệp do các Bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nướcngoài, các cơ quan đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, các đơn vịhoạt động dịch vụ nổ mìn.
b) SởCông nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm thẩm định trìnhChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép sử dụng VLNCN đối với cácdoanh nghiệp do tỉnh quản lý, các tổ chức kinh tế tập thể, các tổ chứckinh tế tư nhân.
c) Tổngcục Công nghiệp quốc phòng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩmđịnh để cấp giấy phép sử dụng VLNCN đối với các đơn vị quân đội làmkinh tế thuộc Bộ Quốc phòng.
d) Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng sau khicấp giấy phép sử dụng VLNCN phải thông báo với Bộ Công nghiệp bằng vănbản để tổng hợp và quản lý.
đ)Trong thời gian hai mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩmquyền quy định tại điểm a, b, c khoản 2 mục này phải tiến hành kiểmtra, thẩm định. Nếu đơn vị đủ điều kiện quy định tại mục I phần này thìcấp giấy phép sử dụng VLNCN (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tưnày). Nếu không đủ điều kiện, cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN phảitrả lời cho đơn vị xin cấp giấy phép bằng văn bản, nêu rõ lý do chưacấp.
e)Các đơn vị có nhu cầu nổ mìn nhưng không tự thực hiện, nếu thoả mãnđiều kiện quy định tại các điểm c, d khoản 1 mục này, được quyền ký kếthợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với đơn vị có chức năng làm dịchvụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của đơnvị hoạt động dịch vụ nổ mìn về đảm bảo các điều kiện an toàn, thực hiệnnhững nội dung quy định tại khoản 5 mục này và toàn bộ hoạt động liênquan tới việc mua bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN.
g) Cácđơn vị sau khi đã thuê dịch vụ nổ mìn không phải xin giấy phép sử dụngVLNCN và giấy xác nhận điều kiện an ninh trật tự, nhưng không được phéptrực tiếp thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan đến VLNCN.
3. Thời hạn cấp giấy phép sử dụng VLNCN
a) Thời hạn một giấy phép sử dụng VLNCN quy định như sau:
- Đốivới các đơn vị sử dụng VLNCN để phá dỡ, xây dựng công trình thuỷ lợi,giao thông, xây dựng, thăm dò dầu khí phụ thuộc vào thời hạn thi côngcông trình, nhưng không quá hai năm.
- Đốivới các đơn vị sử dụng VLNCN để khai thác khoáng sản phụ thuộc vào thờigian được phép hoạt động của mỏ, nhưng không quá năm năm.
b)Ba mươi ngày trước khi giấy phép sử dụng VLNCN hết hạn, đơn vị có nhucầu xin cấp lại phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
- Đơn xin cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN.
- Hồ sơ quy định tại khoản 1 mục này, giấy phép đang sử dụng và những bổ sung thay đổi (nếu có).
4. Đơn vị xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN phải nộp một khoản lệ phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
5. Quản lý giấy phép sử dụng VLNCN
Khi sử dụng VLNCN tại địa phương, các đơn vị phải:
a) Đăngký giấy phép sử dụng VLNCN, kho tàng, thiết kế hoặc phương án nổ mìnvới Sở Công nghiệp và Công an cấp tỉnh nơi tiến hành nổ mìn. Sổ đăng kýgiấy phép sử dụng VLNCN theo mẫu 1e tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Thoả thuận các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, trật tự an toàn xã hội với Công an cấp tỉnh nơi tiến hành nổ mìn;
c) Thôngbáo với Thanh tra lao động tỉnh nơi tiến hành nổ mìn về thời gian, địađiểm, quy mô nổ mìn, khoảng cách an toàn và các điều kiện an toàn kháctrước khi nổ mìn;
d) Báocáo Sở Công nghiệp nơi tiến hành nổ mìn vào trước ngày 25 tháng 6 đốivới báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng12 đối với báo cáo năm vềsố lượng, chủng loại, chất lượng VLNCN đã sử dụng trên địa bàn và cácvấn đề có liên quan (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này).
G. XỬ LÝ VI PHẠM
1. Nghiêmcấm các hoạt động sản xuất, nghiên cứu chế thử, kinh doanh cung ứng,trao đổi, chuyển nhượng, vay, mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vậnchuyển và sử dụng VLNCN trái với các quy định tại Nghị định số 27/CPngày 20 tháng 4 năm 1995, Nghị định 47/CP ngày 12 tháng 8 năm1996 vàNghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ, cácquy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về VLNCN.
2. Tổ chức, cá nhân sẽ bị xem xét, xử lý nếu có các hành vi vi phạm các quy định sau đây:
a) Không được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ mà tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN;
b) Không có giấy phép kinh doanh VLNCN mà tiến hành mua bán VLNCN;
c) Sử dụng VLNCN mà không có giấy phép sử dụng VLNCN hoặc giấy phép sử dụng VLNCN đã hết hạn;
d)Nghiên cứu chế thử VLNCN mà không thực hiện các quy định của pháp luậtvề quản lý nghiên cứu khoa học hoặc không được các cơ quan quản lý nhànước có liên quan và Bộ Công nghiệp cho phép;
đ)Sản xuất, kinh doanh cung ứng, sử dụng VLNCN khi không đủ các điều kiệnquy định để gây ra sự cố, tai nạn cho người, thiết bị, công trình vàmôi trường sinh thái;
e) Sản xuất, kinh doanh cung ứng sản phẩm VLNCN không đảm bảo chất lượng hoặc không đúng mẫu mã, quy cách đã đăng ký;
g) Bốtrí cán bộ, công nhân hoặc người làm các công việc có liên quan tớiVLNCN không có trình độ tương xứng với chức trách đảm nhiệm;
h) Vận chuyển VLNCN trên các phương tiện không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
i) Ngườiđược giao quản lý, thủ kho, bảo vệ, áp tải, điều khiển phương tiện vậntải, thi công nổ mìn hoặc làm các công việc có liên quan tới VLNCNkhông thực hiện đúng quy định, làm thất thoát, cháy nổ gây thiệt hại vềngười và tài sản;
k) Tổchức, cá nhân được giao nhiệm vụ đánh giá, xác định đủ điều kiện chocác dây chuyền sản xuất, các kho tàng, các phương tiện vận tải và thiếtbị kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh cung ứng, bảo quản,vận chuyển và sử dụng VLNCN, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh,giấy phép sử dụng VLNCN trong khi thừa hành công vụ có hành vi lạm dụngquyền hạn, chức vụ làm chậm trễ, ách tắc, gây hậu quả xấu trong sảnxuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN;
l) Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về VLNCN theo quy định của pháp luật về thống kê và quy định tại Thông tư này.
H. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. BộCông nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành có liênquan tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định củaThông tư này đối với các đơn vị hoạt động có liên quan tới VLNCN. Vụ Cơkhí, Luyện kim và Hoá chất, Vụ Khoa học, Công nghệ, Cục Kỹ thuật antoàn công nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệmtheo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hànhvề VLNCN.
2. CácSở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnhquản lý, kiểm tra việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN theo quyđịnh tại Thông tư này và những quy định của các TCVN đối với VLNCN trênđịa bàn.
3. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức quản lý, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có liên quan tới VLNCN theo quy định.
4. Thôngtư này thay thế Thông tư Liên tịch số 01/1998/TTLT-CN-NV ngày 13 tháng01 năm 1999 của Liên Bộ Công nghiệp-Nội vụ (nay là Bộ Công an), Thôngtư số 11/TT-CNCL ngày 13 tháng 3 năm 1996 và Thông tư số 07/2000/TT-BCNngày 19 tháng 12 năm 2000 của Bộ Công nghiệp và có hiệu lực sau 15 ngàykể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khănvướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương, các đơn vị phản ảnh về BộCông nghiệp để được xem xét, giải quyết.
- |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Hoàng Trung Hải |